(ANTV) -Hơn 7 năm qua, vào mỗi thứ 7 – chủ nhật hàng tuần, phiên chợ Xanh – tử tế, tại số 135A Pasteur, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh đã trở thành địa chỉ quen thuộc của hàng ngàn người tiêu dùng, người bán hàng tử tế. Là nơi giới thiệu những nông đặc sản khắp các vùng miền trên cả nước đến với người dân thành phố và du khách quốc tế.
Phiên chợ Xanh – Tử tế lần thứ 300 này với sự tham gia của 80 đơn vị, là các doanh nghiệp, hợp tác xã, đặc sản làng nghề, hộ nông dân từ 29 tỉnh, thành trên cả nước. Những người nông dân, bạn trẻ khởi nghiệp đã đem tới đây những món ăn dân dã, nông đặc sản của vùng miền, những nguyên liệu quen thuộc như quế, chanh sả, cacao, cà phê, tre nứa, con tôm, cây dừa… để phục vụ người tiêu dùng phố thị.
Anh Nguyễn Thanh Việt, Vĩnh Long cho biết, Vĩnh Long đang vào mùa rộ của những trái cây: dâu, sầu riêng, măng cụt và đặc biệt bản thân sản xuất bánh từ khoai lang, vỏ bưởi sấy đến đây giới thiệu quảng bá giới thiệu và chia sẻ sản phẩm từ quê hương Vĩnh Long đến với khách hàng
Chủ nhiều gian hàng tại chợ Xanh tử tế là những cá nhân xuất sắc đạt giải cuộc thi Dự án khởi nghiệp do Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ Doanh nghiệp BSA tổ chức hàng năm, được tư vấn, hỗ trợ để các bạn trẻ phát triển kinh doanh, kiểm tra sát sao quy trình sản xuất và năng lực.
Chính sự hỗ trợ này đã giúp các Hợp tác xã, hộ nông dân hay những doanh nghiệp khởi nghiệp có được bước tiến dài, nhiều thương hiệu Việt miệt mài với hành động tử tế, mang đến sản phẩm chất lượng cho người tiêu dùng trong nước và khách nước ngoài
Bà Vũ Kim Anh, Phó giám đốc Trung tâm BSA điều hành Phiên chợ Xanh – Tử tế cho biết, những đơn vị đạt tiêu chuẩn đảm bảo sản phẩm ra thị trường được, có rau hữu cơ, các sản phẩm đạt tiêu chuẩn ISO, sản phẩm xuất khẩu đi nước ngoài, nhà xưởng đạt tiêu chuẩn, tất cả tiêu chí đó đều được kiểm tra ngặt nghèo khi vào phiên chợ, quan điểm của chúng tôi đem một bữa ăn tươi ngon, an toàn và chất lượng đến cho mọi người dân
Theo bà INO MAYU, Giám đốc Tổ chức Seed to Table Nhật Bản, nhiệt tình giúp đỡ nhà sản xuất tử tế, tìm đầu ra cho người ta vì đa số là nhà sản xuất quy mô nhỏ. Mặt chứng nhận, sơ chế còn khai thai thác thị trường này kia, được tham gia ở đây thì giới thiệu, nhiều người biết đến rất tốt cho người sản xuất quy mô nhỏ.
Nhằm tri ân khách hàng thân thiết trong phiên chợ thứ 300, các doanh nghiệp tham gia phiên chợ đều có khuyến mãi như mua 1 tặng 1, giảm giá... Bên cạnh đó, khách hàng thưởng thức các món ăn đặc sắc như bún riêu tôm Cà Mau, cơm cà ri nị của người Chăm hoặc hướng dẫn cách làm xơ mướp, nấu xà bông.
Hơn 7 năm qua, có thể nói, Phiên chợ xanh tử tế đã trở thành một nơi cung cấp sản phẩm, lấy ý kiến người tiêu dùng, kết nối doanh nghiệp tham gia giới thiệu sản phẩm ở các trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị, nhà hàng và cửa hàng…đưa doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn, đủ năng lực tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, gặp gỡ các đối tác trong và ngoài nước, ươm mầm, củng cố cho nhiều thương hiệu nông sản Việt có thêm những khách hàng ổn định, xây dựng điểm bán hàng và góp phần đưa nông sản Việt từng bước vươn tầm thế giới.
Triển vọng nuôi cá thương phẩm trên đất Tây Nguyên
Mảnh đất Tây Nguyên không chỉ nổi danh với cà phê, hồ tiêu mà nuôi trồng thủy sản cũng đang là hướng phát triển kinh tế đang được người dân nơi đây thực hiện. Đã có nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản thành công, phù hợp với chủ trương phát triển khoa học công nghệ và kinh tế nông nghiệp của địa phương. Không chỉ làm đa dạng cơ cấu vật nuôi mà còn trở thành mô hình điểm để bà con học tập và nhân rộng, phát triển.
Gia đình ông Trần Huy Nghệ là một trong những hộ tham gia mô hình nuôi cá rô phi theo tiêu chuẩn VietGAP. Cá được thả với mật độ 3 con/m2, định kỳ sẽ ghi sổ theo dõi, kiểm kê thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học dùng xử lý…
Mặc dù chậm lớn hơn so với cách nuôi thông thường nhưng bù lại, cá khi xuất bán có thịt chắc, thơm, giá bán khá cao nên hiệu quả kinh tế tăng thêm.
Chỉ tính riêng tại Đắk Lắk, có đến hơn 700 công trình thủy lợi, hồ chứa tạo nên sự đa dạng các loại mặt nước. Để tận dụng tiềm năng này, nhiều địa phương đã xây dựng các mô hình nuôi cá lồng bè. Điển hình ở khu vực hồ thủy điện Srêpok 3, đã hình thành một hợp tác xã đang nuôi hơn 70 lồng các loại cá như chép, diêu hồng, rô đầu vuông…mỗi tháng cung ứng ra thị trường trên 100 tấn cá thịt các loại.
Song song đó, các dịch vụ trải nghiệm chăm sóc cá lồng bè, câu cá trên sông… cũng được đưa vào hoạt động và được nhiều du khách đánh giá cao. Điều này đã góp phần tăng cường liên kết ngành du lịch và nông nghiệp, hình thành chuỗi giá trị dịch vụ du lịch có giá trị gia tăng cao, phát huy lợi thế ngành nông nghiệp của khu vực Tây Nguyên./.
(ANTV) - ANTV) - Chặng đường 5 năm triển khai mô hình đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Cục Truyền thông CAND đã được khẳng định bằng những dấu ấn tinh gọn, hiệu quả; tăng cường được sự lãnh đạo trực tiếp, tập trung của lãnh đạo Bộ đối với các mặt công tác, tạo định hướng tích cực trong hoạt động thông tin, truyền thông theo hướng chuyên sâu, nhanh chóng, kịp thời, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới.
(ANTV) - Bệnh viện phụ sản Hùng Vương đã tổ chức khám, tầm soát sức khỏe miễn phí cho gần 300 trẻ được sinh ra giữa tâm dịch Covid-19. Với các trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ mồ côi, bệnh viện sẽ có kế hoạch hỗ trợ cho các bé.
(ANTV) - Test 2808 01 bài viết thường có link YTB