Thứ Sáu, 01/11/2024 18:23 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Kinh tế

Công nghệ Chatbot 'made in Vietnam' thu hút người dùng

(ANTV) - Trên thị trường tự động hóa doanh nghiệp hiện nay, Milu đang là một ứng dụng chatbot được chú ý. Dành hơn 1 năm phát triển, đội ngũ công nghệ Việt Nam đã mang lại giải pháp tự động hóa vận hành; tiết kiệm nhân lực cho các khâu chăm sóc khách hàng cũng như quản lý nội bộ. Dự báo cuộc đua công nghệ này sẽ giúp đẩy nhanh tỷ lệ tự động hóa doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.

Chuỗi phòng khám cho trẻ em này ứng dụng chatbot Milu và nhận thấy những kết quả ban đầu tích cực. Nếu thông thường, một bác sỹ phải mất 30 phút thăm khám ban đầu để hoàn thành một bộ câu hỏi mẫu; thì giờ đây chatbot có thể hỗ trợ bệnh nhân tự hoàn thành trong lúc chờ đợi.

Bác sỹ CKII Dương Hoài Bảo, Sáng lập và điều hành Công ty Golden Protection cho biết, với quy trình chẩn đoán thì trước tiên phải có bảng kiểm (checklist). Bắt buộc trong quá trình tìm hiểu bệnh thì phải hỏi hết bảng kiểm đó tốn rất nhiều thời gian.Thay vì vậy mình hoàn toàn có thể để AI làm công việc của bác sỹ, hướng dẫn người bệnh điền được bảng kiểm đó và bệnh nhân cũng có thể thoải mái hỏi thêm mà không ngại ai.

Milu là ứng dụng trí tuệ nhân tạo phát triển vào đầu 2020, dựa trên lõi công nghệ GPT và Da Vinci bởi đội ngũ Việt Nam. Ngay khi ra mắt tháng 8/2021; doanh nghiệp trong nước nhận ra sự tiện lợi rõ rệt bởi các công đoạn chăm sóc khách hàng, quản lý nhân viên đều tiết kiệm đến hơn 50% lượng nhân sự cho các thao tác hành chính này.

Tại Việt Nam hiện tại, chatbot trí tuệ nhân tạo đang là cuộc đua công nghệ thế hệ mới mà còn nhiều dư địa. Bởi 95% doanh nghiệp hiện tại quy mô vừa và nhỏ nhưng mới chỉ có khoảng hơn 37% xác nhận đã bắt đầu ứng dụng chuyển đổi số.

Sự tham gia của Milu cũng như một số ứng dụng chatbot A.I “made-in-Vietnam” sẽ góp phần chi phí ứng dụng; giúp quá trình tự động hóa doanh nghiệp tại Việt Nam diễn ra nhanh hơn.

Thị trường chatbot được định giá 17,17 tỷ USD vào năm 2020 và dự kiến ​​đạt 102,29 tỷ USD vào năm 2026, đăng ký tốc độ CAGR là 34,75% trong giai đoạn dự báo, 2021 – 2026.

Tại Việt Nam, nhờ những ưu việt của công nghệ GPT thể hiện gần đây, đội ngũ công nghệ trong nước liên tục cải tiến tính năng để dần ứng dụng chatbot “made-in-Vietnam” vào các khâu vận hành doanh nghiệp; vừa giúp tăng quy mô thị trường chatbot vừa tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong thời đại kinh tế số.

 

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Test 2808_Bài viết slide ảnh có link YTB

Test 2808_Bài viết slide ảnh có link YTB

Chính trị 28/08/2024

(ANTV) - ANTV) - Chặng đường 5 năm triển khai mô hình đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Cục Truyền thông CAND đã được khẳng định bằng những dấu ấn tinh gọn, hiệu quả; tăng cường được sự lãnh đạo trực tiếp, tập trung của lãnh đạo Bộ đối với các mặt công tác, tạo định hướng tích cực trong hoạt động thông tin, truyền thông theo hướng chuyên sâu, nhanh chóng, kịp thời, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới.

Test 2808_ Bài viết Infographic có link YTB

Test 2808_ Bài viết Infographic có link YTB

Chính trị 28/08/2024

(ANTV) - Bệnh viện phụ sản Hùng Vương đã tổ chức khám, tầm soát sức khỏe miễn phí cho gần 300 trẻ được sinh ra giữa tâm dịch Covid-19. Với các trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ mồ côi, bệnh viện sẽ có kế hoạch hỗ trợ cho các bé.

Xem thêm