(ANTV) - Theo Bảo hiểm Xã hội TP.HCM, 3 tháng đầu năm, số lượng doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động đang có xu hướng gia tăng so với cùng kỳ. Với hơn 48.000 doanh nghiệp chậm nộp bắt buộc. Cơ quan này cũng đã chuyển hồ sơ kiến nghị khởi tố 87 đơn vị đến cơ quan Cảnh sát điều tra. Cho thấy tình trạng đáng lo ngại cần các cơ quan quản lý xử lý dứt điểm để bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Theo số liệu của cơ quan bảo hiểm xã hội TP.Hồ Chí Minh tính đến ngày 31/3/2023. Trên địa bàn thành phố có gần 28.755 đơn vị chậm đóng từ 1-3 tháng với số tiền tương đương 1.500 tỷ đồng; hơn 8.600 đơn vị chậm đóng từ 3 - 6 tháng tương đương 484 tỷ đồng; hơn 4.000 đơn vị chậm đóng từ 6 - 12 tháng tương đương 382,07 tỷ đồng. Đáng chú ý, có 6.709 đơn vị chậm đóng trên 12 tháng với số tiền chậm đóng hơn 1.800 tỷ đồng. Và số lượng này đang có xu hướng gia tăng trong các tháng tiếp theo.
Ông Hồ Hải Luận, Trưởng phòng Thanh Tra Kiểm Tra Bảo hiểm xã hội TP.HCM cho biết: "Một số doanh nghiệp có biểu hiện cố tình chây ì không đóng hoặc thu tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động nhưng không nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Bởi vì họ sử dụng nguồn tiền đó vào việc tái đầu tư vào các hoạt động kinh doanh do lãi suất của tiền nộp vào quỹ bảo hiểm xã hội vẫn thấp hơn so với lãi suất ngân hàng nên họ tận dụng việc này."
Chế tài thì đã có. Nhưng dường như các doanh nghiệp chưa ý thức được tầm quan trọng của các hành vi này. Hiện số tiền chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đã lên tới hơn 6.000 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ nợ là 7,00% so với kế hoạch thu được giao. Sau khi trừ số tiền chậm đóng dưới 01 tháng là 1.694 tỷ đồng và số tiền chậm đóng khó thu 578 tỷ đồng thì tổng số tiền tiền chậm đóng còn lại là 3.728 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ nợ là 4,35% so với kế hoạch thu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao.
Ông Hồ Hải Luận, Trưởng phòng Thanh Tra Kiểm Tra Bảo hiểm xã hội TP.HCM cho biết: "Hàng tháng chúng tôi đều có gửi các thông báo nhắc nợ cho các đơn vị chậm nộp từ 1 tháng trở lên và trong vòng 15 ngày sau chúng tôi lại gửi nhắc một lần nữa sau 2 lần gửi nhắc mà đơn vị vẫn không khắc phục chúng tôi sẽ thực hiện thanh kiểm tra để yêu cầu đơn vị khắc phục nợ. Trường hợp đơn vị vẫn không khắc phục nợ chúng tôi sẽ xử phạt và chuyển khởi tố hình sự."
Bà Nguyễn Đỗ Thùy Dương, Công ty Luật BASICO cho biết: "Người có hành vi trốn đóng các loại bảo hiểm cho người lao động từ 6 tháng trở lên với mức tiền từ 50 triệu hoặc 10 người trở lên thì có thể đối diện với hình phạt cao nhất là 7 năm và mức phạt tiền lên đến 1 tỷ đồng. Còn đối với pháp nhân có hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội thì có thể phạt tiền lên đến 3 tỷ đồng. Đây là quy định mới của bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017. Trước đây không có quy định về tội danh này do đó thực tế có rất nhiều doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp gần như là không biết việc, hành vi trốn đóng hay không đóng bảo hiểm xã hội có thể chịu trách nhiệm hình sự cho các nhân chủ doanh nghiệp hoặc có thể cho doanh nghiệp."
Nguyên nhân thì có nhiều, tuy nhiên theo các chuyên gia tình hình kinh tế khó khăn do tác động của suy thoái kinh tế đang là lý do chính làm gia tăng vấn đề này. Do đó các cơ quan quản lý cần có biện pháp phù hợp với thời điểm để có thể kéo giảm được tình trạng này.
Ông Phạm Ngọc Hưng, Phó Viện trưởng, Viện nghiên cứu đổi mới và phát triển bền vững cho biết: "Tôi nghĩ không có doanh nghiệp nào muốn chậm trễ về bảo hiểm xã hội tại vì đây nó gắn liền với quyền lợi của người lao động. Bời vì để kích thích người lao động làm việc năng suất thì doanh nghiệp phải đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. Do đó để xử lý vấn đề này cơ quan bảo hiểm xã hội có thể đến thăm các doanh nghiệp để biết doanh nghiệp đang khó khăn gì qua đó có biện pháp hỗ trợ trước. Nếu không chúng ta có thể phạt để kiện dân sự, cuối cùng mới kiến nghị các cơ quan xử lý hình sự. Tôi nghĩ nếu chúng ta có thể dùng những biện pháp vừa có tình vừa có lý một cách chặt chẽ như này. Thì tình trạng chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội sẽ được kéo giảm."
Việc nợ đọng tiền bảo hiểm này đã và đang làm ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động. Nhất là khi họ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động không được thanh toán chế độ. Do đó đòi hỏi các cơ quan chức năng cần đưa ra những giải pháp hiệu quả, đồng thời hoàn thiện Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, qua đó khắc phục được tình trạng trốn đóng, nợ đọng. Qua đó góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội cho người lao động theo quy định của pháp luật.
(ANTV) - ANTV) - Chặng đường 5 năm triển khai mô hình đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Cục Truyền thông CAND đã được khẳng định bằng những dấu ấn tinh gọn, hiệu quả; tăng cường được sự lãnh đạo trực tiếp, tập trung của lãnh đạo Bộ đối với các mặt công tác, tạo định hướng tích cực trong hoạt động thông tin, truyền thông theo hướng chuyên sâu, nhanh chóng, kịp thời, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới.
(ANTV) - Bệnh viện phụ sản Hùng Vương đã tổ chức khám, tầm soát sức khỏe miễn phí cho gần 300 trẻ được sinh ra giữa tâm dịch Covid-19. Với các trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ mồ côi, bệnh viện sẽ có kế hoạch hỗ trợ cho các bé.
(ANTV) - Test 2808 01 bài viết thường có link YTB