Thứ Sáu, 01/11/2024 16:33 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Kinh tế

Ẩm thực đường phố: Đòn bẩy phát triển kinh tế đêm ở TP.HCM

(ANTV) - Kinh tế đêm được TP.HCM xác định là một trong những giải pháp chiến lược để thúc đẩy sự phục hồi kinh tế sau đại dịch. Trong năm 2023, TP.HCM đặt mục tiêu thu hút 3,5 triệu lượt khách, và để đạt được con số này việc phát triển kinh tế đêm là điều cần thiết. Trong đó, nét văn hóa ẩm thực đường phố được nhận định là sản phẩm dịch vụ nổi bật – đòn bẩy cho chiến lược phát triển mô hình kinh tế đêm tại TP.HCM.

Vào mỗi tối, các cửa hàng thời trang trên các tuyến đường Nguyễn Trãi, quận 5, TP Hồ Chí Minh đã trở nên tấp nập chở lại với kẻ bán, người mua. Hay với Phố đi bộ Bùi Viện, phố đi bộ Nguyễn Huệ, chợ đêm Bến Thành… đều nhộn nhịp du khách, người dân đến tham quan, mua sắm.

Ngoài những sản phẩm dịch vụ kể trên, để thu hút được lượng khách hàng đông đảo như thế không thể bỏ qua sự góp mặt của những món ẩm thực đường phố nằm trải dài theo con phố, bao gồm cả các gánh hàng rong, lẫn các cửa hàng.

Anh Trà Văn Cường, Khách du lịch chia sẻ, em thường xuyên đi ăn ẩm thực đường phố ở các con phố Nguyễn Thượng Hiền, hay phố Bùi Viện, thực ra không cần phải sang trọng lắm đâu bởi vì ngồi ăn đường phố tự nhiên hơn, hòa mình với thiên nhiên hơn so với ngồi ăn ở các tiệm sang trọng.

Theo ông Sử Ngọc Khương, Chuyên gia kinh tế, chúng ta có đến 6 đến 7 món ăn đường phố được xếp hạng cao trong bảng danh sách các món ăn đường phố ngon nhất thế giới, do đó tôi cho rằng chúng ta cần phải khai thác nhiều hơn. Người ta du lịch theo phong thái tìm hiểu văn hóa của nước đó, do vậy món ăn hè phố là một trong những yếu tố rất quan trọng để họ trải nghiệm.

Không sai khi nói rằng, ẩm thực đường phố là một phần không thể thiếu của TP.HCM. Bởi lẽ ngoài phố Tây Bùi Viện, còn có rất nhiều tuyến phố về đêm với nhiều người dân tập trung ở những điểm ăn đêm, chợ đêm phổ biến. Chính vì vậy mà ẩm thực đường phố dần trở thành một điểm nhấn đặc biệt để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách quốc tế.

Tuy vậy, để thực sự tạo bước đột phá, ngoài ẩm thực, mua sắm… vẫn còn nhiều điều mà thành phố cần phải làm trong thời gian tới.

Theo bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM, năm 2023 này, chúng tôi sẽ ngồi lại với các quận, huyện các doanh nghiệp, các chuyên gia du lịch để chọn lọc những sản phẩm đặc trưng cho điểm đến du lịch TP.HCM. Và trên cơ sở các sản phẩm đặc trưng này chúng tôi sẽ có chiến lược đầu tư, ngắn, trung và dài hạn để trong thời gian tới sản phẩm du lịch TP.HCM sẽ có điểm nhấn hơn nữa.

Theo dự báo, kinh tế đêm có thể đem lại doanh thu dịch vụ cao gấp 2 - 3 lần so với ban ngày. Và rõ ràng TP.HCM có đủ tiềm năng để phát triển loại hình này. Tuy vậy, để làm kinh tế đêm hiệu quả các chuyên gia cho rằng cần sự vào cuộc, sự huy động nguồn lực của cả chính quyền thành phố, các sở, ban ngành, người dân địa phương. Bởi lẽ đích đến cuối cùng là sản phẩm ẩm thực khi phát triển phải tạo được sự thu hút với du khách, từ đó mới có sức sống và góp phần vào sự phát triển cho kinh tế đêm.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Test 2808_Bài viết slide ảnh có link YTB

Test 2808_Bài viết slide ảnh có link YTB

Chính trị 28/08/2024

(ANTV) - ANTV) - Chặng đường 5 năm triển khai mô hình đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Cục Truyền thông CAND đã được khẳng định bằng những dấu ấn tinh gọn, hiệu quả; tăng cường được sự lãnh đạo trực tiếp, tập trung của lãnh đạo Bộ đối với các mặt công tác, tạo định hướng tích cực trong hoạt động thông tin, truyền thông theo hướng chuyên sâu, nhanh chóng, kịp thời, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới.

Test 2808_ Bài viết Infographic có link YTB

Test 2808_ Bài viết Infographic có link YTB

Chính trị 28/08/2024

(ANTV) - Bệnh viện phụ sản Hùng Vương đã tổ chức khám, tầm soát sức khỏe miễn phí cho gần 300 trẻ được sinh ra giữa tâm dịch Covid-19. Với các trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ mồ côi, bệnh viện sẽ có kế hoạch hỗ trợ cho các bé.

Xem thêm