(ANTV) - Một trong những tâm điểm đang thu hút sự chú ý của dư luận trong thời gian gần đây đó là tình trạng ngừng cung cấp điện, thiếu điện. Dù các cơ quan quản lý nhà nước đã có nỗ lực thực hiện một số giải pháp cấp bách, tuy nhiên nguy cơ tiếp tục thiếu điện vẫn có thể tái diễn. Và theo dự báo, việc bảo đảm cung ứng đủ điện trong thời gian tới cũng sẽ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là ở miền Bắc.
Hiện nay theo báo cáo từ Bộ công thương, hầu hết các hồ thủy điện lớn miền Bắc đã về mức nước chết. Duy nhất hồ thủy điện Hòa Bình còn nước trong hồ và có thể duy trì phát điện đến khoảng ngày 12-13/06.
Nguồn nhiệt điện than miền Bắc chỉ huy động được 11.934MW chiếm 76,6% công suất lắp. Bên cạnh đó, khả năng truyền tải điện từ miền Trung ra miền Bắc qua đường dây 500 kV Bắc-Trung chỉ có thể huy động để đáp ứng nhu cầu phụ tải điện chỉ đạt mức 17.500-17.900MW
Trong khi đó, nhu cầu sử dụng điện ở khu vực miền Bắc có thể lên mức 23.500-24.000 MW trong những ngày nắng nóng sắp tới.
Như vậy, hệ thống điện miền Bắc sẽ thiếu hụt khoảng 4.350 MW với sản lượng không đáp ứng được trung bình ngày khoảng là 30,9 triệu kWh (ngày cao nhất có thể lên tới 50,8 triệu kWh).
Việc thiếu điện đã dẫn đến tình trạng tại nhiều nơi đã buộc phải cắt điện.
Bộ công thương cũng cho biết: việc xảy ra tình trạng thiếu điện, không đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội là "trách nhiệm không thể biện minh".
Để giải quyết bài toán thiếu điện, bên cạnh việc kêu gọi người dân sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả thì việc đảm bảo các nguồn cung về điện là vấn đề đang được đặt ra. Một trong những giải pháp được cho là tối ưu cho tình trạng thiếu điện trong thời gian tới chính là phát triển năng lượng tái tạo như: điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối. Theo nhận định của các chuyên gia và nhiều tổ chức quốc tế, Việt Nam có đủ nguồn năng lượng tái tạo để xây dựng ngành điện quốc gia theo kịch bản phát triển năng lượng bền vững. Vậy cần có những cơ chế chính sách nào để phát triển năng lượng tái tạo này. Trong vấn đề và chính sách hôm nay, GS. TSKH Trần Đình Long – Nguyên Phó Chủ tịch Hội điện lực Việt Nam sẽ có những phân tích cụ thể.
Từ việc thiếu điện như hiện nay cũng phần nào nhìn nhận vai trò của năng lượng tái tạo. Tuy nhiên hiện việc mua điện gió, điện mặt trời trong nước vẫn đang tiến hành khá chậm. Theo ông vấn đề gì đang vướng, và cần có chính sách gì để tháo gỡ?
Có thể nói ngành điện của Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức như vấn đề giá điện mặt trời, điện gió hay việc đấu nối với hệ thống truyền tải điện quốc gia.
Vậy theo ông tình trạng này đang cho thấy những hạn chế, bất cập gì của ngành điện đang tồn tại hiện nay?
Phát triển năng lượng tái tạo được cho là giải pháp nhanh chóng và thích hợp nhất để giải quyết vấn đề thiếu điện. Vì thế, Quy hoạch Phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2045 còn gọi là Quy hoạch điện VIII đã đặt ra mục tiêu cụ thể; trong đó phát triển nguồn năng lượng tái tạo. Vậy theo ông cần phải làm thế nào để cụ thể hóa những mục tiêu theo như Quy hoạch điện VIII đặt ra?
(ANTV) - ANTV) - Chặng đường 5 năm triển khai mô hình đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Cục Truyền thông CAND đã được khẳng định bằng những dấu ấn tinh gọn, hiệu quả; tăng cường được sự lãnh đạo trực tiếp, tập trung của lãnh đạo Bộ đối với các mặt công tác, tạo định hướng tích cực trong hoạt động thông tin, truyền thông theo hướng chuyên sâu, nhanh chóng, kịp thời, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới.
(ANTV) - Bệnh viện phụ sản Hùng Vương đã tổ chức khám, tầm soát sức khỏe miễn phí cho gần 300 trẻ được sinh ra giữa tâm dịch Covid-19. Với các trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ mồ côi, bệnh viện sẽ có kế hoạch hỗ trợ cho các bé.
(ANTV) - Test 2808 01 bài viết thường có link YTB