(ANTV) -Tín hiệu tích cực dòng phim đề tài lịch sử; Hà Nội thiếu trường lớp: Trách nhiệm quản lý; Cùng nông dân đưa nông sản Việt lên sàn thương mại điện tử… là tin tức nổi bật trên các số báo ra ngày hôm nay (6/7).
Tín hiệu tích cực dòng phim đề tài lịch sử
Điện ảnh Việt Nam sở hữu một kho tàng đồ sộ tư liệu để tái hiện những giai đoạn hào hùng của dân tộc. Tuy nhiên, theo báo Đại đoàn kết số lượng phim về đề tài lịch sử của Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn, cũng như chất lượng vẫn chưa được như kỳ vọng.
Hiện Việt Nam mới chỉ có hơn 20 phim về mảng đề tài này ra rạp trong hơn 6 thập kỷ qua. Mặc dù đã có nhiều hãng phim tư nhân thử sức với mảng đề tài này nhưng đều nhận được kết quả chung là thất bại về doanh thu. Bên cạnh đó, một số phim vướng phải không ít chỉ trích của khán giả do tương đối giống nhau về bối cảnh, hình ảnh, trang phục của nhân vật không phù hợp. Nhiều chuyên gia cho rằng, bên cạnh việc đầu tư về nội dung, kinh phí để nâng cao chất lượng phim thì khán giả cũng cần có cái nhìn công tâm, cởi mở hơn cho phim lịch sử Việt trong việc phê bình, đánh giá. Bởi sử Việt có nhiều giai đoạn thiếu tư liệu chính xác và ngay cả khi có tài liệu thì lên phim cũng sẽ có nhiều góc nhìn từ sự sáng tạo của người làm phim.
Hà Nội thiếu trường lớp: Trách nhiệm quản lý
Những ngày qua, tại Hà Nội xuất hiện hình ảnh phụ huynh trắng đêm chờ đợi để mua hồ sơ cho con vào học bậc THPT. Trước thực trạng này, báo Tiền Phong đặt câu hỏi về trách nhiệm của cơ quan quản lý trong việc để Hà Nội thiếu trường lớp.
Dù ngành giáo dục Hà Nội khẳng định, cơ sở vật chất các trường THPT công lập đáp ứng được 60% nhu cầu của học sinh nhưng đó là con số tính trung bình toàn thành phố. Nhiều trường vùng ngoại thành, vùng ven hằng năm không tuyển đủ học sinh, mức điểm trung bình/môn rất thấp. Ngược lại, ở các quận nội thành, học sinh đạt mức trên 8 điểm/môn, nhưng vẫn có thể trượt trường công lập. Theo các chuyên gia, để xảy ra tình trạng thiếu trường, lớp như hiện nay, trách nhiệm thuộc về lãnh đạo các quận, huyện, thị xã mà trên hết là lãnh đạo TP Hà Nội. Bởi ở các phường nội đô, chung cư, nhà cao tầng mọc lên nhan nhản nhưng lại chưa xây đủ trường, trong khi phải quy định tỷ lệ dân cư trên số trường học.
Cùng nông dân đưa nông sản Việt lên sàn thương mại điện tử
Từ khi triển khai Kế hoạch hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử đã có tổng cộng hơn 7.600 sản phẩm OCOP được lên sàn, với gần 1 triệu giao dịch. Thông tin được đăng tải trên báo Lao động.
Tại Bắc Giang, vải thiều vừa được mùa vừa được cả giá là do tỉnh đã đa dạng hóa các hình thức tiêu thụ. Ngoài xuất khẩu, cơ quan chức năng và bà con nông dân đẩy mạnh tiêu thụ trong nước thông qua các sàn thương mại điện tử, đặc biệt thông qua việc livestream trên các nền tảng mạng xã hội. Không chỉ Bắc Giang, các địa phương khác trên cả nước cũng đã có gần 600 khóa đào tạo, tập huấn nhằm giúp người dân quen thuộc hơn với hoạt động mua bán online. Hoạt động này đã góp phần vào việc đào tạo kĩ năng số cho hộ sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn.
Sản xuất công nghiệp cần trợ lực mới
Trong 6 tháng đầu năm 2023, sản xuất công nghiệp đang dần tăng trưởng trở lại, song mức độ hồi phục còn chậm. Theo báo Kinh tế và đô thị, để đạt mục tiêu tăng trưởng khoảng 8 - 9% trong năm 2023 thì còn nhiều việc phải làm.
Bởi tuy có những chuyển biến tích cực, nhưng nhìn vào bức tranh của ngành công nghiệp vẫn thấy rõ mức độ hồi phục còn chậm. Nguyên nhân chính là nhu cầu thế giới sụt giảm, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp các ngành công nghiệp xuất khẩu chủ lực. Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, để thúc đẩy sản xuất thì sự nỗ lực của Bộ Công Thương là không đủ, bản thân doanh nghiệp, ngành nghề cũng cần tăng tính liên kết để hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tiêu thụ hàng hóa phải chặt chẽ và đi theo chuỗi khi đó, giá trị gia tăng mới cao và phát triển bền vững. Bên cạnh duy trì thị trường truyền thống thì các doanh nghiệp cũng cần cần tìm các thị trường mới.
(ANTV) - ANTV) - Chặng đường 5 năm triển khai mô hình đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Cục Truyền thông CAND đã được khẳng định bằng những dấu ấn tinh gọn, hiệu quả; tăng cường được sự lãnh đạo trực tiếp, tập trung của lãnh đạo Bộ đối với các mặt công tác, tạo định hướng tích cực trong hoạt động thông tin, truyền thông theo hướng chuyên sâu, nhanh chóng, kịp thời, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới.
(ANTV) - Bệnh viện phụ sản Hùng Vương đã tổ chức khám, tầm soát sức khỏe miễn phí cho gần 300 trẻ được sinh ra giữa tâm dịch Covid-19. Với các trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ mồ côi, bệnh viện sẽ có kế hoạch hỗ trợ cho các bé.
(ANTV) - Test 2808 01 bài viết thường có link YTB