(ANTV) - Diễn đàn Người lao động năm 2023: Vấn đề nhà ở và nợ đọng bảo hiểm xã hội được đặc biệt quan tâm; Tránh lãng phí quỹ nhà ở xã hội cho thuê; Khiếu kiện đất đai giảm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ lớn - là những thông tin được quan tâm nhiều trên các báo ra ngày hôm nay
1. Diễn đàn Người lao động năm 2023: Vấn đề nhà ở và nợ đọng bảo hiểm xã hội được đặc biệt quan tâm
Chiều 28.7, tại Phòng họp Diên Hồng, Nhà Quốc hội, diễn ra Diễn đàn Người lao động năm 2023 với chủ đề “Hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến người lao động và tổ chức Công đoàn”. Trong đó, Vấn đề nhà ở và nợ đọng bảo hiểm xã hội được đặc biệt quan tâm.
Tổng LĐLĐVN đã ghi nhận có 1.589 kiến nghị của đoàn viên, người lao động với những vấn đề được quan tâm là nhà ở cho người lao động; BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, rút bảo hiểm một lần, quyền lợi hưởng BHXH, tình trạng nợ đọng BHXH, tuổi nghỉ hưu; các giải pháp đảm bảo việc làm, nâng cao thu nhập, tăng lương tối thiểu, lương cho đối tượng cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, vấn đề nâng cao tay nghề cho người lao động, chính sách đặc thù cho người lao động ngành giáo dục - đào tạo, y tế, khoa học - công nghệ...Tổng LĐLĐVN đã tổng hợp các ý kiến thành 45 vấn đề lớn để gửi tới Quốc hội, Chính phủ và cơ quan có thẩm quyền.
2. Tránh lãng phí quỹ nhà ở xã hội cho thuê
Gần 8.000 căn hộ tại các dự án nhà ở xã hội (NƠXH), nhà ở sinh viên trên địa bàn Hà Nội đang bị bỏ trống. Vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để tránh lãng phí nguồn tài sản này, trước thực trạng quỹ đất ở trên địa bàn đang ngày càng eo hẹp? Phân tích về vấn đề này, báo KTĐT số ra cuối tuàn có bài viết: Tránh lãng phí quỹ nhà ở xã hội cho thuê.
Lý giải về điều này, các chuyên gia cho rằng do vị trí các dự án ở xa hệ thống trường đại học, cao đẳng, phương tiện giao thông công cộng kết nối đến khu vực và cả tiện ích xung quanh cũng chưa thực sự đầy đủ. Trong khi đó, vấn đề về an sinh xã hội, việc làm gần với những khu vực dự án NƠXH, nhà ở sinh viên, nhà tái định cư vẫn chưa thực sự tốt. Trước tình trạng như trên, chính quyền địa phương phải vào cuộc, gỡ các nút thắt về cơ chế để khai thác có hiệu quả hơn, biến tài sản này thành của cải, vật chất chứ không để lãng phí, bỏ hoang như đang diễn ra.
3. Khiếu kiện đất đai giảm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ lớn
Bộ Tài nguyên và Môi trường thông tin, khiếu kiện đất đai, dù có xu hướng giảm so với trước đây nhưng vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Do đó, sắp tới, bộ này sẽ thanh tra một số dự án có giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất. Thông tin được đăng tải trên báo CAND.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, kết quả thực hiện một số chỉ tiêu sử dụng đất đến hết năm 2022 đạt tỷ lệ rất thấp, việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tại các địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu về tiến độ. Bên cạnh đó, việc tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại một số địa phương còn chậm. Tình trạng lãng phí trong khai thác, sử dụng tài nguyên còn phổ biến…Ngoài ra, khiếu kiện đất đai, dù có xu hướng giảm so với trước đây nhưng vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Do đó, thời gian tới, Bộ TN&MT sẽ tập trung thanh tra một số dự án có giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất; một số dự án có chuyển đổi mục đích đất trồng lúa và đất rừng phòng hộ do HĐND cấp tỉnh thông qua.
(ANTV) - ANTV) - Chặng đường 5 năm triển khai mô hình đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Cục Truyền thông CAND đã được khẳng định bằng những dấu ấn tinh gọn, hiệu quả; tăng cường được sự lãnh đạo trực tiếp, tập trung của lãnh đạo Bộ đối với các mặt công tác, tạo định hướng tích cực trong hoạt động thông tin, truyền thông theo hướng chuyên sâu, nhanh chóng, kịp thời, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới.
(ANTV) - Bệnh viện phụ sản Hùng Vương đã tổ chức khám, tầm soát sức khỏe miễn phí cho gần 300 trẻ được sinh ra giữa tâm dịch Covid-19. Với các trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ mồ côi, bệnh viện sẽ có kế hoạch hỗ trợ cho các bé.
(ANTV) - Test 2808 01 bài viết thường có link YTB