(ANTV) - Tăng học phí đại học, không để gây sốc cho người học; Việt Nam chưa có ngân hàng số đúng nghĩa; Điện tăng 3% không lớn, nhưng tác động không nhỏ đến xã hội; Bảng xếp hạng tự do báo chí – Những luận điệu sai trái, cũ mòn;... là những tin tức nổi bật trên các báo ra ngày hôm nay 13/5.
Tăng học phí đại học, không để gây sốc cho người học
Tăng học phí đại học đang là vấn đề dư luận quan tâm trong thời gian gần đây khi Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức đưa ra 2 phương án học phí. Báo Lao động cho rằng, mức tăng cần hợp lý để hài hoà, đảm bảo lợi ích giữa người học và cơ sở giáo dục.
Theo Phương án 1 thì mức trần học phí của các trường đại học công lập năm học tới sẽ tăng bình quân khoảng 45,7% so với năm ngoái. Phương án 2 là điều chỉnh lộ trình học phí lùi lại 1 năm so với lộ trình.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, chọn Phương án 2 sẽ khả thi và phù hợp hơn. Còn một số chuyên gia cho rằng, học phí đại học phải phù hợp với thu nhập của người dân chứ các trường đại học không thể lấy cớ nâng cao chất lượng đào tạo để tăng học phí.
Bởi nếu như vậy, hậu quả là người nghèo, đối tượng thu nhập thấp khó cơ cơ hội tiếp cận với giáo dục đại học. Để gánh nặng học phí không dồn tất cả lên vai người học, bên cạnh sự chủ động tìm kiếm, gia tăng nguồn thu từ các dự án hợp tác, chuyển giao công nghệ của nhà trường, còn cần đến sự đầu tư phù hợp từ nhà nước.
Việt Nam chưa có ngân hàng số đúng nghĩa
10 ngân hàng lớn chi mỗi năm khoảng 15.000 tỉ đồng cho hoạt động số hóa. Tuy nhiên, hiện tại thị trường tài chính Việt Nam chưa có ngân hàng số đúng nghĩa.
Theo báo Tuổi trẻ, hiện các quy định cho số hóa trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng vẫn chưa rõ ràng, chưa đồng bộ. Một số quy định về thủ tục, quy trình đang tồn tại nghịch lý là dù số hóa nhưng vẫn yêu cầu giao dịch trực tiếp, Bên cạnh đó, chưa có nguồn dữ liệu xác định khách hàng qua kho dữ liệu dân cư.
Các quy định về hợp đồng điện tử, chữ ký số, tài sản số chưa bắt kịp với quá trình chuyển đổi số. Ngoài ra còn thiếu các quy định về bảo mật thông tin khách hàng, trong bối cảnh vừa qua, các vụ lộ lọt thông tin đã khiến cho nhiều người dân lo lắng.
Do vậy, các cơ quan quản lý cần sớm có hành lang pháp lý để Việt Nam có ngân hàng số đúng nghĩa.
Điện tăng 3% không lớn, nhưng tác động không nhỏ đến xã hội
Giá điện tăng 3% dù không lớn, nhưng đã tác động tới đời sống sinh hoạt của người dân, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong bối cảnh đầy khó khăn.
Trao đổi với báo Kinh tế và Đô thị, nhiều cho gia cho rằng, việc tăng giá điện sẽ làm tăng chi phí sản xuất, làm giảm năng lực cạnh tranh của sản phẩm trong nước, giảm chi tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình. Việc tăng giá điện cũng khiến tăng chi phí đầu vào của các doanh nghiệp sản xuất trong bối cảnh đơn hàng giảm, xuất khẩu giảm.
Điều này đặt các nhà quản lý vào thế "tiến thoái lưỡng nan" trong thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 với tăng trưởng 6,5%, kiểm soát lạm phát 4,5%.
Do vậy, cơ quan quản lý cần sớm có giải pháp để giảm thiểu tác động tới nền kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó có kiểm soát tốt vấn đề giá cả leo thang.
Bảng xếp hạng tự do báo chí – Những luận điệu sai trái, cũ mòn
Lâu nay, tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) luôn tìm cách xuyên tạc, bịa đặt về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam. Mới đây, tổ chức này đã công bố cái gọi là báo cáo về “Chỉ số tự do báo chí thế giới năm 2023”. Phản bác sự việc này, báo Công an nhân dân có bài “Bảng xếp hạng tự do báo chí – Những luận điệu sai trái, cũ mòn”.
Bài báo cho rằng, nhiều quốc gia trên thế giới cáo buộc tổ chức RSF đứng đằng sau những vụ việc phức tạp, gây rối, bất ổn, kích động bạo lực.
Thực chất, RSF tồn tại và hoạt động dựa vào một phần nguồn hỗ trợ kinh phí của một số chính giới phương Tây. Chính vì vậy, trong các bảng xếp hạng tự do báo chí hằng năm, RSF thường tuân theo sự sắp đặt một cách có chủ ý của các chính phủ quốc gia tài trợ cho tổ chức này hoạt động.
Phần lớn những thông tin được đưa ra là không khách quan, không có hoạt động khảo sát, kiểm chứng thực chất mà đó là những đánh giá thiếu căn cứ hoặc được suy diễn, phóng đại.
Với cơ sở chính trị, pháp lý đã khẳng định và thực tiễn đã chứng minh quyền tự do báo chí ở Việt Nam luôn được tôn trọng, bảo đảm.
(ANTV) - ANTV) - Chặng đường 5 năm triển khai mô hình đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Cục Truyền thông CAND đã được khẳng định bằng những dấu ấn tinh gọn, hiệu quả; tăng cường được sự lãnh đạo trực tiếp, tập trung của lãnh đạo Bộ đối với các mặt công tác, tạo định hướng tích cực trong hoạt động thông tin, truyền thông theo hướng chuyên sâu, nhanh chóng, kịp thời, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới.
(ANTV) - Bệnh viện phụ sản Hùng Vương đã tổ chức khám, tầm soát sức khỏe miễn phí cho gần 300 trẻ được sinh ra giữa tâm dịch Covid-19. Với các trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ mồ côi, bệnh viện sẽ có kế hoạch hỗ trợ cho các bé.
(ANTV) - Test 2808 01 bài viết thường có link YTB