(ANTV) - Báo Lao động số ra ngày hôm nay có bài viết cảnh báo về nạn lừa đảo vé máy bay, phòng khách sạn hay combo du lịch trên mạng xã hội mùa cao điểm du lịch.
Nạn lừa đảo combo du lịch, vé máy bay hoành hành mùa cao điểm hè
Một số phương thức lừa đảo phổ biến các đối tượng thường dùng như đăng tải bài viết quảng cáo bán tour du lịch, phòng khách sạn giá rẻ trên mạng Internet. Sau đó đề nghị nạn nhân chuyển tiền đặt cọc (từ 30-50% giá trị) tour du lịch, phòng khách sạn, rồi chiếm đoạt số tiền đặt cọc.
Nhiều đối tượng lừa đảo cũng đăng bài viết về dịch vụ làm visa, yêu cầu nạn nhân chuyển khoản thanh toán chi phí, nhưng cuối cùng lấy lí do nạn nhân khai thiếu thông tin để hủy visa, không hoàn tiền.
Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần tìm hiểu kĩ thông tin khi lựa chọn dịch vụ của những công ty hoặc qua các ứng dụng du lịch uy tín. Ngoài ra, người dân có thể đề nghị phía đối tác cho xem giấy phép hoạt động kinh doanh, giấy tờ, chứng chỉ hành nghề… của công ty lữ hành, du lịch để kiểm chứng độ tin cậy.
Cạn kiệt vaccine tiêm chủng mở rộng: Vì đâu nên nỗi?
Nhiều địa phương “kêu” cạn kiệt vaccine trong chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) sau khi Bộ Y tế có công văn gửi các địa phương về việc tự mua sắm vaccine này.
Trao đổi với báo Công an nhân dân, một số Sở Y tế địa phương cho biết, vaccine thêm cạn khi theo quy định mới, từ năm 2023, Bộ Tài chính không bố trí ngân sách cho Bộ Y tế mua, mà giao về địa phương tự đấu thầu, tự mua theo quy định về phân cấp ngân sách, phục vụ nhu cầu trên địa bàn.
Nhiều địa phương lo ngại, nếu giá đầu thầu giữa các tỉnh khác nhau thì có bị cho là “thổi” giá hay không, trong khi tiền mua vẫn là ngân sách. Bên cạnh đó, do từ trước tới nay chưa từng thực hiện và cũng chưa tìm được nguồn cung nên địa phương rất lúng túng trong thực hiện. Nhiều tỉnh, thành đề xuất phương án Bộ Y tế nên tiếp tục đứng ra mua sắm, tiền mua sẽ do địa phương chi trả.
Dòng tiền hỗ trợ vẫn chưa đến được với doanh nghiệp
Tình trạng khó vay vốn, mất nhiều thời gian giải ngân, lãi suất cao đang khiến nhiều doanh nghiệp ngày càng chật vật hơn trong việc tìm kiếm dòng tiền khôi phục sản xuất, kinh doanh. Phản ánh thực trạng này, báo Kinh tế và Đô thị có bài viết “Dòng tiền hỗ trợ vẫn chưa đến được với doanh nghiệp”.
Thời gian qua, tình trạng thiếu đơn hàng, nhu cầu yếu, dẫn đến nhiều doanh nghiệp đang phải cắt giảm lao động, cắt giảm giờ làm. Các vấn đề về thanh khoản, dòng tiền, tín dụng cho nền kinh tế cũng đang khiến doanh nghiệp càng trở nên kiệt quệ hơn.
Mặc dù Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 02 quy định về việc cho phép ngân hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, tuy nhiên, đến nay nhiều ngân hàng chưa thực hiện do ngại rủi ro, lo nợ xấu dồn vào năm sau.
Các chuyên gia cho rằng, bên cạnh chính sách tiền tệ, các cơ quan chức năng cần có các chính sách hỗ trợ đồng bộ khác để cải thiện sức mua, ổn định đầu ra cho sản xuất kinh doanh.
(ANTV) - ANTV) - Chặng đường 5 năm triển khai mô hình đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Cục Truyền thông CAND đã được khẳng định bằng những dấu ấn tinh gọn, hiệu quả; tăng cường được sự lãnh đạo trực tiếp, tập trung của lãnh đạo Bộ đối với các mặt công tác, tạo định hướng tích cực trong hoạt động thông tin, truyền thông theo hướng chuyên sâu, nhanh chóng, kịp thời, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới.
(ANTV) - Bệnh viện phụ sản Hùng Vương đã tổ chức khám, tầm soát sức khỏe miễn phí cho gần 300 trẻ được sinh ra giữa tâm dịch Covid-19. Với các trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ mồ côi, bệnh viện sẽ có kế hoạch hỗ trợ cho các bé.
(ANTV) - Test 2808 01 bài viết thường có link YTB