Thứ Sáu, 01/11/2024 13:34 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Điểm tin

Thông tin nổi bật trên báo số ra trong tuần qua

(ANTV) - Điều chỉnh thông tin thẻ căn cước là phù hợp, không tác động chi phí, tâm lý người dân; Nhà ở công nhân phân khúc hấp dẫn nhưng ít được đầu tư; Nhà ở xã hội giá dưới 15 triệu đồng/m2: Khó dựa vào vốn xã hội hóa; Vạch trần bộ mặt thật của nhóm “Người Thượng vì công lý - MSFJ” - là những bài viết nổi bật trên các báo số ra trong tuần vừa qua.

Điều chỉnh thông tin thẻ căn cước là phù hợp, không tác động chi phí, tâm lý người dân

Đại tướng Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an vừa thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ ký báo cáo gửi Quốc hội về dự kiến hướng tiếp thu, giải trình ý kiến thảo luận tại tổ của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đối với dự án Luật Căn cước

Theo đó, đa số ý kiến ĐBQH nhất trí với phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của dự án Luật Căn cước; việc bổ sung đối tượng là người gốc Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch là rất cần thiết, vừa đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước và có ý nghĩa nhân văn, bảo đảm quyền, lợi ích của người gốc Việt Nam.

Theo Bộ trưởng Tô Lâm, việc điều chỉnh thông tin trên thẻ căn cước sẽ bảo đảm tính bao quát hơn và không tác động đến chi ngân sách Nhà nước, chi phí của xã hội vì căn cước công dân được cấp trước ngày luật có hiệu lực thi hành vẫn có giá trị sử dụng; việc này cũng không tác động tâm lý người dân vì các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ CMND, CCCD vẫn nguyên hiệu lực pháp luật.

Nhà ở công nhân - phân khúc hấp dẫn nhưng ít được đầu tư

Nhà ở công nhân là loại hình được hưởng nhiều ưu đãi, tỷ lệ lấp đầy rất cao nhưng trên thực tế lại ít được doanh nghiệp mặn mà đầu tư. Thông tin chi tiết trên báo Tiền Phong.

Theo bà Nguyễn Hồng Vân - Phó giám đốc Dịch vụ tư vấn và định giá, Savills Hà Nội, nhà ở công nhân là loại hình nhà ở được xây dựng cho công nhân, phần lớn dành cho công nhân làm việc tại các nhà máy lân cận hoặc trong các khu công nghiệp. Bà Nguyễn Hồng Vân nhận định, nguồn cung nhà ở công nhân hiện vẫn còn rất hạn chế và chưa thể đáp ứng được nhu cầu hiện có.

Việt Nam có khoảng 4,5 triệu lao động trong khu công nghiệp, một nửa trong số đó cần chỗ ở tương đương với nhu cầu nhà ở là 12,5 triệu m2 sàn. Tuy nhiên, nguồn cung hiện hữu mới chỉ đáp ứng được gần 30% nhu cầu thực tế của công nhân lao động.

Nhà ở xã hội giá dưới 15 triệu đồng/m2: Khó dựa vào vốn xã hội hóa

Cũng về vân đề nhà ở xã hội, Báo Lao Động có bài “Nhà ở xã hội giá dưới 15 triệu đồng/m2: Khó dựa vào vốn xã hội hóa.”

Bài viết đề cập đến việc Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân vừa có báo cáo kiến nghị Chính phủ nghiên cứu xây nhiều nhà ở xã hội chất lượng tốt, diện tích nhỏ 45- 50m2/căn, giá dưới 15 triệu đồng/m2. Giới chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh hiện tại khi chỉ dựa vào vốn xã hội hóa là điều khó.

Với chi phí đầu vào cao như hiện tại, đừng nói đến mức giá 15 - 20 triệu đồng/m2, muốn có nhà ở xã hội ở tầm giá 25 triệu đồng/m2, doanh nghiệp cần được hỗ trợ về quỹ đất và cơ chế.

Làm nhà ở xã hội chỉ được phép lãi 10% nhưng thời gian làm mất 5 năm, vậy mỗi năm lợi nhuận chỉ có 2%. Nếu không có nhiều tâm huyết thì các doanh nghiệp sẽ không làm vì vướng nhiều thủ tục.

Vạch trần bộ mặt thật của nhóm “Người Thượng vì công lý - MSFJ” 

Trên mục “chống diễn biến hòa bình” báo CAND đăng tải bài viết có nhan đề “Vạch trần bộ mặt thật của nhóm “Người Thượng vì công lý – MSFJ”

Nội dung bài viết đề cập đến việc Lấy cái danh mĩ miều “Thúc đẩy hoà bình và bảo vệ quyền con người của những người bị áp bức tại Tây Nguyên”, nhóm “Người Thượng vì công lý - MSFJ” đã tìm cách lôi kéo, kích động một số người nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc ở Tây Nguyên.

Để hoạt động, nhóm này đã thông qua trang mạng xã hội liên lạc, kích động những người thiếu hiểu biết trong nước vi phạm pháp luật để chính quyền xử lý, từ đó, thu thập, sử dụng các thông tin sai sự thật và xuyên tạc nhằm vu cáo Việt Nam phân biệt đối xử, đàn áp người dân tộc và gia tăng hoạt động vận động, tranh thủ sự ủng hộ của các nước, các tổ chức quốc tế nhằm mục đích vụ lợi, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Test 2808_Bài viết slide ảnh có link YTB

Test 2808_Bài viết slide ảnh có link YTB

Chính trị 28/08/2024

(ANTV) - ANTV) - Chặng đường 5 năm triển khai mô hình đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Cục Truyền thông CAND đã được khẳng định bằng những dấu ấn tinh gọn, hiệu quả; tăng cường được sự lãnh đạo trực tiếp, tập trung của lãnh đạo Bộ đối với các mặt công tác, tạo định hướng tích cực trong hoạt động thông tin, truyền thông theo hướng chuyên sâu, nhanh chóng, kịp thời, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới.

Test 2808_ Bài viết Infographic có link YTB

Test 2808_ Bài viết Infographic có link YTB

Chính trị 28/08/2024

(ANTV) - Bệnh viện phụ sản Hùng Vương đã tổ chức khám, tầm soát sức khỏe miễn phí cho gần 300 trẻ được sinh ra giữa tâm dịch Covid-19. Với các trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ mồ côi, bệnh viện sẽ có kế hoạch hỗ trợ cho các bé.

Xem thêm