(ANTV) - Theo chương trình, dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi) sẽ được thông qua tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa 15, nhưng những người làm điện ảnh chân chính, tâm huyết vẫn còn không ít tâm tư. Bên cạnh việc tiếp thêm những chế định để điện ảnh nước nhà "bay cao, vươn xa" thì dự luật này phải đảm đương sứ mệnh, là công cụ bảo vệ nền tảng tinh thần của xã hội. Những ý kiến xung quanh những nội dung nhận được nhiều sự quan tâm tại Dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi) lần này.
Liên quan đến việc các tổ chức nước ngoài muốn sử dụng dịch vụ sản xuất phim tại VN, GS.TS Trần Thanh Hiệp người có nhiều năm trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Trung ương thẩm định và phân loại phim truyện cho rằng, cần thiết phải đề nghị các đoàn làm phim khi vào Việt Nam cần cung cấp kịch bản phim chi tiết để các cơ quan có thể thẩm định. Việc làm này sẽ góp phần ngăn chặn kịp thời, hiệu quả các sản phẩm điện ảnh trái thuần phong mỹ tục, đạo đức, vi phạm chủ quyền an ninh của Việt Nam.
Cũng quan tâm đến hợp tác đầu tư nước ngoài trong hoạt động điện ảnh, nhưng có ý kiến cho rằng, cần đơn giản hóa hơn nữa các thủ tục hành chính, nhất là những quy định về thẩm định, cấp phép; quan tâm rút ngắn thời gian cấp phép cung cấp dịch vụ sản xuất phim cho tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Theo đại biểu Trần Văn Lâm - Đoàn Bắc Giang, trong dự thảo Luật Điện ảnh sửa đổi, những nội dung không phạm vào các điều cấm thì nên có các quy đinh linh hoạt, uyển chuyển hơn, để thu hút các nhà làm phim nước ngoài vào Việt Nam quảng bá về hình ảnh, đất nước, con người Việt Nam ra thế giới.
Dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi) gồm 8 chương, 50 điều dự kiến sẽ được Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 3 vào tháng 5/2022, với kỳ vọng giúp ngành điện ảnh có bước phát triển, hội nhập mới. Nhiều đại biểu cho rằng, việc nhập khẩu văn hóa phẩm nói chung và điện ảnh nói riêng có những tác động khác nhau. Trong đó có những tác hại trước mắt có thể phát hiện, cấm đoán, nhưng cũng có những tác hại lâu dài như bắt chước thị hiếu, thời trang, khiến một bộ phận có nhu cầu sản phẩm văn hóa nước ngoài mạnh mẽ hơn trong nước. Nước ngoài khếch trương văn hóa, đồng thời có thể đẩy lùi chính sản phẩm văn hóa Việt Nam trên sân nhà.
Luật Điện ảnh của nước ta được ban hành từ năm 2006, trong khi đó, hiện nay công nghiệp điện ảnh thế giới và khu vực đã phát triển hết sức mạnh mẽ, thay đổi rất nhiều so với 15 năm trước. Chính vì vậy, bên cạnh việc đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, rất cần có các chính sách khuyến khích, huy động nguồn lực xã hội để phát triển công nghiệp điện ảnh, trên cơ sở kế thừa Luật hiện hành./.
(ANTV) - ANTV) - Chặng đường 5 năm triển khai mô hình đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Cục Truyền thông CAND đã được khẳng định bằng những dấu ấn tinh gọn, hiệu quả; tăng cường được sự lãnh đạo trực tiếp, tập trung của lãnh đạo Bộ đối với các mặt công tác, tạo định hướng tích cực trong hoạt động thông tin, truyền thông theo hướng chuyên sâu, nhanh chóng, kịp thời, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới.
(ANTV) - Bệnh viện phụ sản Hùng Vương đã tổ chức khám, tầm soát sức khỏe miễn phí cho gần 300 trẻ được sinh ra giữa tâm dịch Covid-19. Với các trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ mồ côi, bệnh viện sẽ có kế hoạch hỗ trợ cho các bé.
(ANTV) - Test 2808 01 bài viết thường có link YTB