(ANTV) - Trong phiên làm việc sáng 17/3, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thống nhất bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 đối với Luật Căn cước công dân (sửa đổi) và dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã giải trình làm rõ thêm về việc cần thiết sửa đổi Luật Căn cước Công dân.
Cho ý kiến đối với dự án Luật Căn cước công dân sửa đổi, các thành viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tán thành việc sửa đổi Luật Căn cước Công dân là cần thiết Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thi hành Luật Căn cước công dân năm 2014 và đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ liên quan đến ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, phát huy giá trị, tiện ích thẻ Căn cước công dân, phục vụ phát triển ứng dựng dữ liệu về dân cư, định danh điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Trung tướng Lê Tấn Tới, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội cho biết: "Đây là đòi hỏi thực tế rất cần trong công tác quản lý xã hội, đặc biệt là trong công tác bảo vệ ANQG và phòng, chống tội phạm trong tình hình mới. Trong khi đó luật CCCD năm 2016 có những điểm chưa đáp ứng yêu cầu do đó chúng tôi thống nhất với tờ trình cùa Chính phủ và báo cáo thẩm tra của UB Pháp Luật là Luật CCCD này rất là cần thiết."
Giải trình thêm về sự cần thiết sửa đổi Luật CCCD, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an cho biết, việc sửa đổi nhằm lấp khoảng trống pháp lý, thể chế hoá các văn bản chỉ đạo rất quan trọng của Đảng về quản lý xã hội và phục vụ nhân dân. Việc sửa Luật căn cước công dân phù hợp với xu hướng hiện đại trên thế giới.
Đại tướng Tô Lâm, nhấn mạnh: Chúng ta đang phấn đấu trong ASEAN sẽ thống nhất các loại giấy tờ. Ý tưởng này Singapore và Malaisia là những nước đi đầu. Trên thực tế, việc đi lại trong cộng đồng Châu Âu không cần visa, tiến tới ASEAN cũng thống nhất như vậy thì công dân Việt Nam có thể đi lại trong ASEAN bằng CCCD. Mục tiêu 100% công dân giao dịch được trên môi trường điện tử. Đứng về mặt kinh tế xã hội cũng rất thuận lợi khi mọi người dân có cái căn cước này.
Bộ trưởng Tô Lâm cũng khẳng định, việc bổ sung đối tượng cấp thẻ công dân cho người dưới 14 tuổi không ảnh hưởng tới quyền của trẻ em, quyền giám hộ, mặt khác tạo thuận lợi hơn cho công tác quản lý phục vụ ngành giáo dục, giảm thiểu các thủ tục hành chính trong việc nhập học của học sinh cũng như nhiều vấn đề phát sinh trong thực tế khác.
Bộ trưởng Tô Lâm cũng nhấn mạnh, làm tốt việc sửa đổi luật căn cước công dân lần này sẽ không để lỡ cơ hội quản lý, quản trị xã hội. Các giao dịch trong xã hội được thực hiện một cách thông minh nhất, thuận lợi nhất.
Tại phiên họp, sau khi thảo luận, 100% thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội có mặt biểu quyết tán thành thông qua Nghị quyết về việc bổ sung nội dung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 đối với 2 dự án: Luật Căn cước công dân (sửa đổi) và Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), trình Quốc hội vào kỳ họp thứ năm, thông qua tại kỳ họp thứ sáu.
Trong phiên làm việc chiều nay, Uy ban thường vụ Quốc hội xem xét, ban hành Kế hoạch về công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ được quy hoạch đại biểu Quốc hội chuyên trách và các chức danh ở Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội; cho ý kiến về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi).
(ANTV) - ANTV) - Chặng đường 5 năm triển khai mô hình đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Cục Truyền thông CAND đã được khẳng định bằng những dấu ấn tinh gọn, hiệu quả; tăng cường được sự lãnh đạo trực tiếp, tập trung của lãnh đạo Bộ đối với các mặt công tác, tạo định hướng tích cực trong hoạt động thông tin, truyền thông theo hướng chuyên sâu, nhanh chóng, kịp thời, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới.
(ANTV) - Bệnh viện phụ sản Hùng Vương đã tổ chức khám, tầm soát sức khỏe miễn phí cho gần 300 trẻ được sinh ra giữa tâm dịch Covid-19. Với các trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ mồ côi, bệnh viện sẽ có kế hoạch hỗ trợ cho các bé.
(ANTV) - Test 2808 01 bài viết thường có link YTB