Thứ Sáu, 01/11/2024 15:30 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Chính trị

Quốc hội thảo luận về việc lấy phiếu tín nhiệm

(ANTV) - Trong phiên làm việc chiều 30/5, Quốc hội họp tại tổ cho ý kiến Dự thảo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi). Qua thảo luận vấn đề liên quan đến hệ quả với trường hợp có số phiếu tín nhiệm thấp từ 50% đến dưới 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp, đã được các đại biểu quan tâm cho ý kiến.

Góp ý cho dự thảo Nghị quyết, một số đại biểu bày tỏ băn khoăn, khả năng xảy ra trường hợp số đông đại biểu thay đổi quan điểm sau khi bỏ phiếu tín nhiệm đối với người có 50% đến 2/3 phiếu tín nhiệm thấp.

Ông Nguyễn Thanh Phương, Đại biểu Quốc hội TP Cần Thơ cho biết: "Nếu tín nhiệm thấp thì đem ra bỏ phiếu, lỡ lại 80%-90% ủng hộ tiếp tục ở lại, cái này mình xử lý ntn? Hay là mình quy định là anh ở mức nào, lấy phiếu tín nhiệm ko đạt thì thôi luôn, ko cần tiếp tục nữa. Tôi nghĩ như vậy nó sẽ rõ hơn, ta không cần làm vòng thứ 2."

Bà Nguyễn Thị Thanh, Trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết: " Lấy phiếu tín nhiệm, khi người có phiếu tín nhiệm thấp từ 50% đến dưới 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp. Lúc đó, khuyến khích từ chức, nếu không từ chức sẽ chuyển sang bỏ phiếu tín nhiệm, mà bản chất là miễn nhiệm. Nếu lấy phiếu sau đó đến phần bỏ phiếu mà kết quả lại không xuôi theo chiều lấy phiếu tín nhiệm thì tình huống đấy có xảy ra không thì trong thực tiễn tổng kết chưa bao giờ xảy ra."

Về đối tượng không lấy phiếu tín nhiệm, Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh cho biết, chỉ duy nhất trường hợp người bị bệnh hiểm nghèo không điều hành công tác từ 6 tháng trở lên thì không lấy phiếu. Đây cũng là đối tượng bổ sung mới so với Quy định 96.

Bà Nguyễn Thị Thanh cho biết: " Ban đầu ban soạn thảo thiết kế thời hạn là 3 tháng, nhưng quá trình lấy ý kiến, đa số đều cho rằng như vậy là quá ngắn và cho rằng 6 tháng trở lên là phù hợp. Vì thế, ban soạn thảo tiếp thu và đưa quy định này vào dự thảo nghị quyết… có mỗi 1 đối tượng khác với Quy định 96 là ngừi bị bệnh hiểm nghèo nghỉ điều hành từ 6 tháng trở lên."

Liên quan đến hệ quả với người được lấy phiếu tín nhiệm, nhiều đại biểu đồng tình với ý kiến trong cơ quan thẩm tra rằng, cần bổ sung cơ chế cho người có từ 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND trở lên đánh giá “tín nhiệm thấp” chủ động xin từ chức, nếu không từ chức thì mới trình Quốc hội và HĐND xem xét miễn nhiệm.

Qua thảo luận đại biểu cũng cho cho rằng, việc xây dựng dự thảo nghị quyết này còn thể hiện được tinh thần trách nhiệm của Quốc hội đối với người được bầu, phê chuẩn giữ chức vụ; góp phần đánh giá uy tín và kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Test 2808_Bài viết slide ảnh có link YTB

Test 2808_Bài viết slide ảnh có link YTB

Chính trị 28/08/2024

(ANTV) - ANTV) - Chặng đường 5 năm triển khai mô hình đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Cục Truyền thông CAND đã được khẳng định bằng những dấu ấn tinh gọn, hiệu quả; tăng cường được sự lãnh đạo trực tiếp, tập trung của lãnh đạo Bộ đối với các mặt công tác, tạo định hướng tích cực trong hoạt động thông tin, truyền thông theo hướng chuyên sâu, nhanh chóng, kịp thời, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới.

Test 2808_ Bài viết Infographic có link YTB

Test 2808_ Bài viết Infographic có link YTB

Chính trị 28/08/2024

(ANTV) - Bệnh viện phụ sản Hùng Vương đã tổ chức khám, tầm soát sức khỏe miễn phí cho gần 300 trẻ được sinh ra giữa tâm dịch Covid-19. Với các trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ mồ côi, bệnh viện sẽ có kế hoạch hỗ trợ cho các bé.

Xem thêm