Thứ Sáu, 01/11/2024 10:29 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Chính trị

Nhận diện những luận điệu xuyên tạc sự kiện lịch sử 30/4/1975

BT

(ANTV) - Xuyên tạc lịch sử, truyền thống dân tộc là một trong những hoạt động mà các thế lực thù địch thường xuyên tiến hành nhằm phá hoại tư tưởng, làm mất lòng tin của nhân dân đối với các giá trị tốt đẹp của dân tộc. Những ngày tháng 4 này, trong khi nhân dân cả nước vui mừng chào đón kỷ niệm 48 năm, ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước thì vẫn có không ít những tổ chức phản động, phần tử cực đoan, bất mãn chính trị cố tình xuyên tạc về ý nghĩa lịch sử của ngày toàn thắng 30/4.

11h30 phút trưa ngày 30/4/1975, cánh cổng sắt ở dinh Độc lập đã bị húc đổ. Toàn bộ nội các ngụy quyền Sài Gòn phải đầu hàng vô điều kiện.

Lá cờ quyết thắng tung bay trên nóng dinh Độc lập, đánh dấu thời khắc toàn thắng của chiến dịch HCM lịch sử.

Cả nước vỡ òa trong niềm vui thống nhất. Từ đây non sông thu về một mối, Nam Bắc một nhà, Việt Nam hoàn toàn thống nhất và độc lập.

Chắc chắn những hình ảnh về giờ phút đáng tự hào ấy ấy không bao giờ phai nhạt trong tâm trí của mỗi người dân Việt Nam. Song đối với không ít thế lực, đối tượng thù địch, phản động thì “Hội chứng Việt Nam” vẫn còn đang âm ỉ, nhức nhối chưa có hồi kết.

Chính vì thế, theo quy luật, mỗi khi cả nước tổ chức kỷ niệm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 thì các phần tử phản động, đối tượng chống đối lại đào xới, xuyên tạc quá khứ, với mưu đồ kích động lòng thù hận, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.

Đồng loạt đăng tải các bài viết, video, hình ảnh xuyên tạc chiến thắng lịch sử ngày 30/4/1975.

Đến tổ chức các buổi livestream để phủ nhận lịch sử, với động cơ, định kiến thù địch.

Những hoạt động trên đang được một số người ở nước ngoài, các phần tử phản động lưu vong ráo riết tiến hành thời gian qua.

Trung tá Phan Đăng Trường, Phó Tổng biên tập Báo Công an nhân dân cho biết: "Các thế lực thù địch cố tính đưa ra các câu chuyện mang tính chất bịa đặt, thổi phồng để nhằm gây sự kì thị dân tộc, kích động chia rẽ đoàn kết dân tộc VN, chia rẽ vùng miền người Bắc với người Nam, gây sự thù hận giữ những người trước đây theo chế độ cũ với người làm cách mạng."

Một số đối tượng khác lại đưa lên mạng xã hội những quan điểm sai trái, coi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta “thực chất chỉ là nội chiến, là chiến tranh ủy nhiệm, chiến tranh ý thức hệ”.

GS. TS Phạm Hồng Tung, Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển ĐHQGHN cho biết: "Khi đế quốc Mỹ từng bước đưa quân vào chiến trường Việt Nam, thời điểm cao nhất có tới hơn nửa triệu lính Mỹ trên chiến trường Việt Nam. Cho nên sự hiện diện của quân đội Mỹ và quân đội các nước đồng minh nói chung là trở lực chính cho cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập tự do và thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam. Do đó trước hết đó là cuộc đấu tranh kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam, trong cuộc đấu tranh vì độc lập tự, trong đó có khía cạnh thống nhất đất nước tức là chống lại các thế lực tay sai của Mỹ."

PGS.TS Bùi Thị Kim Hậu, Trưởng khoa Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Báo chí và tuyên truyền cho biết: "Tôi với tư cách là một giảng viên đồng thời cũng là một người dân miền Nam đang sống và làm việc trên đất Bắc tôi thấu hiểu được khát vọng của người dân miền Nam nói riêng và nhân dân cả nước nói chung để thống nhất đất nước. Đây không phải là cuộc nội chiến mà trước tiên phải khẳng định rằng đây là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc để giành độc lập dân tộc và gắn với mục tiêu xây dựng CNXH. Đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt của Đảng và nhân dân ta."

.Chính người Mỹ, trong đó có những nhân vật từng liên quan đến chiến tranh phi nghĩa tại Việt Nam cũng thừa nhận những sai lầm.

Điển hình là Robert McNamara, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã thẳng thắn thừa nhận: “ Chúng tôi tức chính phủ Mỹ đã sai lầm, sai lầm khủng khiếp”.

Điều này như một “gáo nước lạnh” dội vào những luận điệu xuyên tạc chiến thắng 30-4-1975 của nhân dân ta.

Chủ trương, chính sách nhất quán của Việt Nam

Gần 50 năm thống nhất đất nước cũng là chừng ấy thời gian Đảng, Nhà nước ta đẩy mạnh chính sách hòa hợp, hòa giải dân tộc, với tinh thần tôn trọng quá khứ, cùng hướng tới tương lai. Thế nhưng, bất chấp thực tế là vấn đề hòa hợp, hòa giải dân tộc của Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực, khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố ngày càng vững chắc thì các thế lực thù địch, các đối tượng xấu, chống đối vẫn cố tình đưa ra các thông tin, luận điệu sai trái, cố tình xuyên tạc, bóp méo tình hình thực tiễn.

Dễ nhận thấy nhất là việc các đối tượng thù địch luôn rêu rao hòa hợp dân tộc ở Việt Nam hiện nay là “đãi bôi”, “con đường nửa vời”.

Chúng cũng tự huyễn hoặc cho mình cái quyền tự nhận mình là “người đại diện” cho “nguyện vọng của đa số” để tuyên truyền đề xuất cho cái gọi là “phương cách hòa hợp”.

Ông Etcetera Nguyễn, Chủ nhiệm Kênh Việt Nam Today TV cho biết: "Có những người cực đoan nhưng cũng có những thành phần lợi dụng sự hận thù đó để họ trục lợi trên bản thân của họ. Có những người lợi dụng chiêu bài tự do, dân chủ, nhân quyền để họ thực hiện những ý đồ hết sức cá nhân của họ."

Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam tại nước ngoài cũng đã khẳng định chủ trương: “Mọi người Việt Nam, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc xuất thân, địa vị xã hội, lý do ra nước ngoài, đều được tập hợp trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc”.

PGS.TS Bùi Thị Kim Hậu, Trưởng khoa Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Báo chí và tuyên truyền cho biết: "Hòa hợp dân tộc là khát vọng chung của cả dân tộc Việt Nam về sự thống nhất non sông, sự hòa hợp dân tộc để cùng nhau xây dựng một đất nước Việt Nam giàu đẹp dân chủ, công bằng và văn minh."

Đầu năm 2004, cựu Phó Tổng thống Việt Nam cộng hòa Nguyễn Cao Kỳ lần đầu tiên trở về Việt Nam sau gần 30 năm xa quê. Sự hồi hương của những cá nhân có sức ảnh hưởng của cộng đồng người Việt ở nước ngoài đã tác động không nhỏ đến phong trào chống đối tại rất nhiều điểm nóng trên thế giới.

Hay như trường hợp của Luật sư Hoàng Duy Hùng, ông từng là một người chống Cộng khét tiếng ở hải ngoại.

Tuy nhiên, sau chuyến trở về quê hương lần đầu tiên năm 2013, quan điểm của luật sư Hoàng Duy Hùng đã có sự thay đổi.

Luật sư Hoàng Duy Hùng, Việt kiều tại Mỹ cho biết: "Trước đây tôi chỉ được nghe một chiều, 1 phía của Việt Nam cộng hòa rồi khi tiếp xúc trong nước, tiếp xúc với những thông tin khác thì tôi thấy những điều tôi nghĩ trước đây cần phải được điều chỉnh."

Làn sóng về nước cống hiến của kiều bào ngày càng mở rộng trên nhiều lĩnh vực.

Từ đà thuận lợi đó, bắt đầu từ năm 2010, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài đã lên ý tưởng thực hiện nhiều hoạt động kết nối kiều bào với quê hương, từ Hội nghị kiều bào toàn thế giới, Xuân quê hương đến hành trình Trường Sa.

Đây là kết quả của một quá trình lâu dài, xuất phát từ nền tảng tư tưởng của Đảng ta cũng như của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác hòa hợp, đại đoàn kết dân tộc.

Cùng chung tay đoàn kết xây dựng đất nước

Đã 48 năm kể ngày thống nhất đất nước, người Việt ở nước ngoài dường như tấm lòng đã trăm sông đổ về biển cả quê hương. Tuy đâu đó vẫn còn tiếng nói lạc lõng, đâu đó vẫn còn những kẻ xấu, chống phá nhà nước, nhưng số ít ỏi ấy không thể ngăn được lòng người Việt bốn phương hóa giải, hòa hợp để chung sức xây dựng Tổ quốc Việt Nam lớn mạnh, trường tồn, đời sống của nhân dân và vị thế quốc gia ngày càng đi lên.

Năm 2020, đại dịch Covid 19 phủ bóng đen lên nền kinh tế toàn cầu.

Nhưng chính trong thời điểm này, chúng ta tiếp tục được chứng kiến một Việt Nam đồng sức, đồng lòng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn.

Dù phải gặp nhiều khó khăn nhưng Việt Nam vẫn thực hiện thành công nhiệm vụ kép đầy ấn tượng, với mức tăng trưởng dương 2,91%

GS.TSKH Vũ Minh Giang, Chủ tịch Hội đồng khoa học và đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: "Nếu chúng ta phân tích cụ thể thì thành công ấy đều đến từ sự nỗ lực rất cao của các cấp lãnh đạo, cơ quan chịu trách nhiệm, lực lượng vũ trang, đặc biệt của toàn dân. Đây là sự chung sức, đồng lòng của cả 1 dân tộc, sức mạnh ấy có tác động mạnh đến sự thành công này."

Các chính sách của Đảng và Nhà nước về hòa hợp dân tộc đã trở thành cơ sở vững chắc để nhiều bà con Việt kiều thay đổi định kiến, thay đổi tư duy và trở về chung sức xây dựng quê hương.

GS. TS. Phạm Hồng Tung, Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển, ĐQGHN cho biết: "Chúng ta thấy rất là rõ là những cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài đã yên tâm về nước đầu tư phát triển, không chỉ thăm thân nhân mà họ còn đầu tư làm ăn và đối xử bình đẳng theo luật pháp quốc tế."

Ông Mai Phan Dũng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao cho biết: "Chúng tôi cũng cố gắng tạo những khuôn khổ, hình thức hợp tác và. mạng lưới để tạo thuận lợi hơn cho kiều bào muốn có sự đóng góp về nước để họ đóng góp thuận lợi hơn. Đấy là nhiệm vụ chúng tôi xác định phải làm tốt công tác để có thể kết nối theo nhiều góc độ khác nhau, làm cầu nối giữa kiều bào với nhân dân trong nước, với các cơ quan trong nước, các địa phương trong nước và ở các chiều hướng khác nhau."

Sau hơn 48 năm thống nhất đất nước, chưa bao giờ Việt Nam có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày hôm nay.

Tăng trưởng kinh tế ở mức cao, tình hình an ninh, chính trị, quốc phòng được giữ vững.

Những thành quả này là minh chứng sắc bén bẻ gãy mọi luận điệu xuyên tạc về Chiến thắng 30/4/1975.

Gần nửa thế kỷ sau chiến tranh, Việt Nam đã tiến những bước dài chưa từng có trong lịch sử, viết tiếp những trang vẻ vang của hào khí non sông, khát vọng dựng xây và phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Trước thời cơ, vận hội mới, đòi hỏi sự chung tay xây dựng vì một Việt Nam độc lập, hòa bình, thống nhất và hùng cường, đồng bào ta dù ở trong nước hay nước ngoài đều đang nỗ lực vượt lên khác biệt, nêu cao tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, cùng nhau vun đắp và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Test 2808_Bài viết slide ảnh có link YTB

Test 2808_Bài viết slide ảnh có link YTB

Chính trị 28/08/2024

(ANTV) - ANTV) - Chặng đường 5 năm triển khai mô hình đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Cục Truyền thông CAND đã được khẳng định bằng những dấu ấn tinh gọn, hiệu quả; tăng cường được sự lãnh đạo trực tiếp, tập trung của lãnh đạo Bộ đối với các mặt công tác, tạo định hướng tích cực trong hoạt động thông tin, truyền thông theo hướng chuyên sâu, nhanh chóng, kịp thời, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới.

Test 2808_ Bài viết Infographic có link YTB

Test 2808_ Bài viết Infographic có link YTB

Chính trị 28/08/2024

(ANTV) - Bệnh viện phụ sản Hùng Vương đã tổ chức khám, tầm soát sức khỏe miễn phí cho gần 300 trẻ được sinh ra giữa tâm dịch Covid-19. Với các trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ mồ côi, bệnh viện sẽ có kế hoạch hỗ trợ cho các bé.

Xem thêm