(ANTV) - Sáng 5/6, tại Hà Nội, Trung tướng Lê Quốc Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã dự và phát biểu chỉ đạo tại “Hội nghị tập huấn công tác đối ngoại CAND”. Cùng dự có các đồng chí: Lê Hoài Trung, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương; đồng chí Đỗ Việt Hùng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao; các đơn vị chức năng của Ban Đối ngoại Trung ương và Bộ Ngoại giao.
Thời gian qua, quán triệt đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước, Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an đã ban hành nhiều Nghị quyết, chỉ thị, chương trình, kế hoạch về đối ngoại CAND. Quy mô hợp tác trên các lĩnh vực đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự được nâng lên tầm cao mới.
Hội nghị tập huấn lần này là cơ hội để nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của công tác đối ngoại CAND; chia sẻ những thành tựu, kinh nghiệm đối ngoại của Đảng, ngoại giao của Nhà nước, đối ngoại nhân dân kể từ sau Đại hội XIII đến nay. Hội nghị giúp lãnh đạo các đơn vị, địa phương và cán bộ, chiến sĩ đang trực tiếp làm công tác đối ngoại có kiến thức sâu rộng, toàn diện về bối cảnh tình hình quốc tế, khu vực tác động đến lợi ích, an ninh quốc gia của đất nước hiện nay và cả giai đoạn từ nay đến năm 2030.
Phát biểu kết luận, Thứ trưởng Lê Quốc Hùng đề nghị công an các đơn vị, địa phương quán triệt, thực hiện nghiêm túc chủ trương, đường lối, chính sách đối ngoại, hội nhập quốc tế của Đảng, Nhà nước; tiếp tục củng cố, mở rộng, phát triển quan hệ hợp tác liên quan công tác công an với các tổ chức quốc tế; tăng cường hoạt động trên các diễn đàn đa phương liên quan đến công tác an ninh, trật tự ở khu vực và trên thế giới; chủ động phối hợp với các đối tác tham gia giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống mang tính toàn cầu, trong đấu tranh phòng, chống tội phạm mang tính quốc tế, tội phạm sử dụng công nghệ cao…; tăng cường nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác đối ngoại..
Quốc hội: Cần quy định cụ thể về điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Trong phiên làm việc sáng ngày hôm nay Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Nhà ở ( sử đổi). Qua Thảo luận vấn đề liên quan đến điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội đã được nhiều đại biểu quan tâm cho ý kiến.
Bày tỏ nhất trí với những chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội đã được quy định trong dự thảo Luật. Tuy nhiên Đại biểu Trần Thị Hồng Thanh đoàn ( Ninh Bình) đề nghị cần mở rộng đối tượng có thể tiếp cận những chính sách hỗ trợ này: "Điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội là phải thuộc diện không nộp thuế thu nhập cá nhân đối với các khoản thu nhập từ tiền công, tiền lương theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân. Tôi đề nghị ban soạn thảo nên cân nhắc, xem xét để mở rộng phạm vi thu nhập cũng như đối tượng được mua nhà ở xã hội để cho đáp ứng với nhu cầu thực tiễn. Bởi vì trên thực tế hiện có những người phải nộp thuế thu nhập cá nhân nhưng thực sự không có đủ điều kiện để mua nhà, đặc biệt là những người sinh sống và làm việc ở các thành phố lớn như TP Hà Nội – TP HCM. Nếu chúng ta quy định cứng như này thì những đối tượng này sẽ rất khó khăn để có thể có nhà ở".
Ông Phạm Đình Toản, Đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên phát biểu: Ở đây chỉ quy định Nhà ở xã hội đối với nhà nước đầu tư thì không tính tiền sử dụng đất. Đối với đối tượng không tính tiền sử dụng đất thì cần áp dụng cho mọi đối tượng đầu tư. Nhà xây ở đây không chỉ 20 năm mà có thể là 50 năm tùy theo chất lượng và bán theo từng phân khúc và cái nhà mới xây dựng này không tính tiền sử dụng đất thì đương nhiên giá nó sẽ thấp xuống và tự động đáp ứng được đối tượng có nhu cầu, chứ chúng ta không phải phân cấp những đối tượng nào được mua nhà ở xã hội như vậy rất là hành chính.
Liên qua đến việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo trì nhà chung cư , Đại biểu Đoàn Thị Thanh Mai đoàn ( Hưng Yên) cho rằng, dự thảo luật đã có quy định chặt chẽ hơn về quản lý sử dụng khoản kinh phí này để nhằm hạn chế tranh chấp giữa chủ đầu tư và cư dân. Tuy nhiên Đại biểu cho rằng dự thảo luật cần quy định cụ thể hơn nữa về việc quản lý kinh phí này.
Liên quan đến quy định thời hạn sở hữu nhà chung cư, nhiều Đại biểu cho rằng nếu quy định này ban hành sẽ thúc đẩy người dân tìm mua nhà đất , ít sử dụng chung cư, như vậy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu tiết kiệm quỹ đất và điều kiện phát triển nhà chung cư. Do vậy Đại biểu đề nghị giữ nguyên như trong quy định của Luật nhà ở năm 2014, theo đó quy định nhà ở chung cư gắn liền với quyền sử dụng đất.
Trước đó trong phiên làm việc sáng nay Quốc hội họp toàn thể tại Nghị trường nghe Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị Thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày tờ trình dự án Luật Nhà ở (sửa đổi). Nghe Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày báo cáo thẩm tra dự án Luật Nhà ở (sửa đổi).
Quốc hội cũng đã nghe Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Nghe chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo thẩm tra Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)
Trong phiên làm việc buổi chiều, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Tài nguyên nước ( sửa đổi) và Dự án Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi.
(ANTV) - ANTV) - Chặng đường 5 năm triển khai mô hình đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Cục Truyền thông CAND đã được khẳng định bằng những dấu ấn tinh gọn, hiệu quả; tăng cường được sự lãnh đạo trực tiếp, tập trung của lãnh đạo Bộ đối với các mặt công tác, tạo định hướng tích cực trong hoạt động thông tin, truyền thông theo hướng chuyên sâu, nhanh chóng, kịp thời, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới.
(ANTV) - Bệnh viện phụ sản Hùng Vương đã tổ chức khám, tầm soát sức khỏe miễn phí cho gần 300 trẻ được sinh ra giữa tâm dịch Covid-19. Với các trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ mồ côi, bệnh viện sẽ có kế hoạch hỗ trợ cho các bé.
(ANTV) - Test 2808 01 bài viết thường có link YTB