(ANTV) - Mới đây, Bộ Tư pháp vừa công bố tài liệu họp thẩm định Luật Căn cước công dân (sửa đổi). Luật Căn cước công dân (CCCD) do Bộ Công an chủ trì soạn thảo, dự kiến có hiệu lực thi hành kể từ 1-7-2024, thay thế cho luật CCCD năm 2014 đang có hiệu lực.
Luật CCCD (sửa đổi) sẽ gồm 7 chương, 46 điều; sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung quan trọng so với quy định tại Luật CCCD 2014. Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, việc đổi mới công tác quản lý dân cư sẽ góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao hiệu quả, giá trị sử dụng của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, thẻ Căn cước công dân vào công tác quản lý nhà nước, phát triển kinh tế-xã hội là yêu cầu cấp thiết, cần được ưu tiên đầu tư, phát triển.
Luật Căn cước công dân năm 2014 được Quốc hội khóa XIII thông qua đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, giao dịch của nhân dân, góp phần phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm trật tự, an toàn xã hội. Tuy nhiên, sau gần 10 áp dụng luật đã xuất hiện một số tồn tại và các vấn đề phát sinh cần phải được xem xét để sửa đổi, bổ sung.
Theo dự thảo Luật CCCD (sửa đổi) sẽ có 6 điểm mới về căn cước công dân. Cụ thể bổ sung thêm nhóm đối tượng được cấp CCCD; lược bỏ vân tay, sửa đổi quy định về thông tin căn cước công dân quê quán, nơi thường trú, chữ ký của người cấp căn cước công dân thành số định danh cá nhân nơi đăng ký khai sinh, nơi cư trú; cấp căn cước công dân cho người dưới 14 tuổi; tích hợp thêm một số thông tin của công dân vào căn cước công dân như giấy khai sinh, sổ bảo hiểm y tế, giấy phép lái xe, giấy chứng nhận kết hôn; thủ tục cấp lại CCCD sẽ được thực hiện trực tuyến trên cổng dịch vụ công quốc gia.
Đặc biệt, một trong những điểm mới của dự thảo luật căn cước công dân sửa đổi được nhiều người đánh giá cao đó là quy định cấp căn cước công dân cho trẻ em dưới 14 tuổi. Chính sách này sẽ giúp bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của công dân và phục vụ công tác quản lý nhà nước; phát huy giá trị, tiện ích của thẻ CCCD trong hoạt động của Chính phủ số, xã hội số.
Theo dự kiến, sáng ngày 17/3 tại phiên họp thứ 21, Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về đề nghị bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 đối với dự án: Luật Căn cước công dân (sửa đổi).
Trước đó, tại phiên khai mạc phiên họp thứ 21 của Uỷ ban thường vụ quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh: Việc bổ sung dự án Luật căn cước công dân (sửa đổi) là rất cần thiết, là một bước để chúng ta tạo tiền đề nền tảng đột phá cho công tác chuyển đổi số và quản lý dữ liệu về dân cư.
(ANTV) - ANTV) - Chặng đường 5 năm triển khai mô hình đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Cục Truyền thông CAND đã được khẳng định bằng những dấu ấn tinh gọn, hiệu quả; tăng cường được sự lãnh đạo trực tiếp, tập trung của lãnh đạo Bộ đối với các mặt công tác, tạo định hướng tích cực trong hoạt động thông tin, truyền thông theo hướng chuyên sâu, nhanh chóng, kịp thời, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới.
(ANTV) - Bệnh viện phụ sản Hùng Vương đã tổ chức khám, tầm soát sức khỏe miễn phí cho gần 300 trẻ được sinh ra giữa tâm dịch Covid-19. Với các trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ mồ côi, bệnh viện sẽ có kế hoạch hỗ trợ cho các bé.
(ANTV) - Test 2808 01 bài viết thường có link YTB