(ANTV) - Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV. Ngày 21/6, Quốc hội dành cả ngày thảo luận tại hội trường về dự án Luật Đất đai ( sửa đổi). Nội dung về thu hồi đất trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), nhất là việc bồi thường thiệt hại các tài sản gắn liền với đất là vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm, phát biểu để hoàn thiện chính sách. Đây cũng là vấn đề gây ra nhiều khiến nại, khiếu kiện thời gian qua.
Đối với bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại điều 86, dự thảo luật bổ sung nguyên tắc chung về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thay vì các quy định riêng. Các đại biểu đề nghị cần tiếp tục bổ sung quy định cụ thể về bồi thường thiệt hại tài sản gắn liền với đất.
Ông Thạch Phước Bình, Đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh cho rằng, dự thảo Luật đất đai chưa có quy định về khái niệm xác định thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất, khái niệm bồi thường chưa chuẩn xác chỉ quy định khái niệm bồi thường về đất, hoàn toàn không có quy định khái niệm bồi thường thiệt hại về tài sản khác khi nhà nước thu hồi đất. Về nội hàm của vấn đề bồi thường và hỗ trợ đang không có sự phân định rõ ràng. Dự thảo luật cần tiếp tục bổ sung việc bồi thường thiệt hại tài sản gắn liền với việc bồi thường thiệt hại tài sản gắn liền với đất phải theo nguyên tắc bồi thường thiệt hại theo pháp luật dân sự để vừa đảm bảo quyền lợi cho người dân và vừa đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ giữa Luật Đất đai và Bộ luật Dân sự 2015.
Theo đại biểu Phan Thị Mỹ Dung, Đại biểu Quốc hội tỉnh Long An, thực tiễn trong thời gian qua việc bồi thường hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi không chỉ ở vấn đề tính tiền bồi thường khi thu hồi đất mà còn ở phương án hỗ trợ tái định cư theo tinh thần Nghị quyết 18 để sau khi thu hồi đất thì người dân có đất bị thu hồi phải có chỗ ở đảm bảo cuộc sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.
Đáng chú ý, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trình Quốc hội lần này đã bỏ nội dung về nguyên tắc bồi thường tái định cư “người dân sau khi đền bù thì có điều kiện cuộc sống bằng hoặc tốt hơn trước”, nhiều ý kiến đại biểu đề nghị không nên bỏ nội dung này đồng thời cho rằng Ban soạn thảo hiểu chưa đúng tinh thần của Nghị quyết 18 của Trung ương.
Ông Nguyễn Quang Huân, Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương nêu ý kiến, trong tờ trình nói là bỏ cái này ra ngoài là vì còn nhiều ý kiến khác nhau, theo tôi cái giải thích như thế nó không thuyết phục. Trong Nghị quyết 18 có nêu là cuộc sống của người dân được đề bù bằng hoặc tốt hơn trước thì không phải nghĩa đen là người ta phải có cái nhà to hơn mà cuộc sống tốt hơn thì có nhiều chỉ số đánh giá như người ta được sống ổn định hơn, con cái người ta được tới trường. Cái cơ sở thực tiễn này đã có , chúng ta có thể tìm hiểu lại một số dự án đã xảy ra trên toàn quốc sau đó nghiên cứu kỹ lại Nghị quyết 18 để cơ quan soạn thảo giải thích lại cho cử tri để lấy ý kiến đồng thuận
Tại phiên thảo luận, đại biểu cũng đề nghị xem xét bổ sung nguyên tắc trách nhiệm giải trình đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, người có đất bị thu hồi và nhà đầu tư.
(ANTV) - ANTV) - Chặng đường 5 năm triển khai mô hình đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Cục Truyền thông CAND đã được khẳng định bằng những dấu ấn tinh gọn, hiệu quả; tăng cường được sự lãnh đạo trực tiếp, tập trung của lãnh đạo Bộ đối với các mặt công tác, tạo định hướng tích cực trong hoạt động thông tin, truyền thông theo hướng chuyên sâu, nhanh chóng, kịp thời, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới.
(ANTV) - Bệnh viện phụ sản Hùng Vương đã tổ chức khám, tầm soát sức khỏe miễn phí cho gần 300 trẻ được sinh ra giữa tâm dịch Covid-19. Với các trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ mồ côi, bệnh viện sẽ có kế hoạch hỗ trợ cho các bé.
(ANTV) - Test 2808 01 bài viết thường có link YTB